Giải mã ngôn ngữ gen Z: Cẩm nang phòng tránh tối cổ

Advertisement

Nếu như trước đây thế hệ thời 8x, 9x tạo ra ngôn ngữ Teen Code thì thế hệ trẻ ngày nay lại tạo ra một ngôn ngữ mới mang tên “ngôn ngữ Gen Z“. Khiến bất kỳ ai nghe xong cũng “ngỡ ngàng ngơ ngác đến bật ngửa” trước sự sáng tạo vô cùng phong phú của Gen Z.

Vậy bạn có muốn biết ngôn ngữ Gen Z là gì “khum”? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Timapp.vn để có câu trả lời chính xác nhất nhé!

Tìm hiểu về Gen Z

Thực ra Gen Z là tên viết tắt của từ Generation Z dịch ra tiếng việt có nghĩa là thế hệ Gen Z và thuật ngữ này được dùng để chỉ những người sinh ra trong giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2012.

Một thế hệ trẻ vô cùng tài năng, sáng tạo luôn đem đến cho chúng ta những bất ngờ thú vị. Nổi bật nhất chính là phát minh ra ngôn ngữ Gen Z, mỗi một từ mà Gen Z nghĩ ra đều nhanh chóng trở thành trở thành những câu nói nổi dình, nổi đám trên khắp các trang mạng xã hội, được đông đảo người dùng ưa thích và sử dụng.

Và để biết thêm nhiều thông tin hay, hấp dẫn về thế hệ Gen Z này mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết sau:

Xem thêm: Giải mã bí mật về thế hệ Gen Z “nổi đình nổi đám” hiện nay

Giải mã ngôn ngữ Gen Z: Những cụm từ phổ biến

Hiện nay, khi lướt web, đọc báo, xem Tiktok, Facebook, Instargram chắc hẳn ít nhiều gì thì bạn cũng thấy và nghe đến các cụm từ nằm trong từ điển ngôn ngữ của Gen Z như: get go, nà ní, khum, phanh xích lô, Sin lũi, lemỏn, trmúa hmề, mãi mận, chằm Zn…Vậy rốt cuộc những từ trên có nghĩa là gì? Mời bạn xem ngay bảng tổng hợp các cụm từ Gen Z phổ biến nhất dưới đây để không trở thành người tối cổ nhé!

Giai ma ngon ngu Gen Z Nhung cum tu pho bien nhat

Cụm từ phổ biếnÝ nghĩa của từ
Mãi mận là gì?Mãi mận là cách nói lái của từ mãi mặn mà. Một tính từ dùng để mô tả dáng vẻ bên ngoài của môt ai đó hoặc đôi khi Gen Z cũng dùng cụm từ này tán dương về một sự vật, hiện tượng nào đó.
Gét gô là gì?Gét gô chính là cách phát âm sai lệch của từ Get Go trong tiếng Anh. Và Gét gô có nghĩa là đi thôi nào.
Mãi keo là gì?Mãi keo có nghĩa là mãi mãi bên nhau, dùng để chỉ một tình cảm gắn bó như keo sơn giữa hai hoặc nhiều người cùng chơi với nhau.
Ô dề là gì?Theo ngôn ngữ Gen Z thì ố dề được dùng để ám chỉ hành động lố lăng, làm quá đà, không giống một ai.
U là trời là gìU là trời đây cũng là một trong những cụm từ phổ biến thường được các Gen Z sử dụng như một lời cảm thán trời ơi để bày cảm xúc ngạc nhiên, bất ngờ khi chứng kiến một sự việc hiện tượng lạ nào đó. 
Quyên sinh là gì?Quyên sinh có nghĩa là từ bỏ, bỏ mạng sống của mình. Từ đồng nghĩa với từ tự tử.
Girl phố là gì?Theo cách hiểu thông thường thì Girl phố là từ dùng để chỉ về những bạn gái sống ở thành thị, thành phố. Tuy nhiên, theo từ điển ngôn ngữ Gen Z thì Girl phố có nghĩa là những cô gái thích ra đường vào buổi tối, có phong cách ăn mặc kiểu thời trang đường phố.
Chảnh là gì?Đây là tính từ dùng mô tả tính cách của một ai đó có phần kiêu ngạo, hay lên mặt, làm cao, ra vẻ ta đây, khó gần. Thay vì nói thẳng những từ trên thù Gen Z lại nói chọn từ Chảnh hoặc Lemỏn để nhận xét người đó.
Ex là gì?Nếu khi lướt Facebook hay Top Top mà bạn thấy từ Ex xuất hiện thì hãy hiểu ngay nghĩa của từ này là người yêu cũ nhé. Ex là từ dùng để ám chỉ người yêu cũ là cả nam và nữ.
Chả quyên là gì?Chả quyên trong cách gọi của các bạn trẻ thời này không phải là một món ăn như nhiều người vẫn nghĩ. Mà nó được hiểu là mặn mòi và ngọt ngào. Bạn có thể sử dụng cụm từ này để khen bất kì một ai đó, ví dụ: Hôm này nhìn trong em chả quyên quá.
Hảo hán là gì?Hảo hán là cụm từ để chỉ những người đàn ông có tính cách cương trực, dũng cảm, hào trượng, hiệp nghĩa, luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác.
Lỏ là gì?Lỏ được hiểu đơn giản như một dùng để biểu đạt cảm xúc ngỡ ngàng, hay sợ hãi trước hành động của ai đó khiến bạn cảm cảm thấy sợ hãi và khiếp đảm
Ox là gì?OX chính là cách gọi thân mật mà thế hệ Gen Z hay dùng để gọi người yêu hay chòng của mình.
He là gì?HE là từ viết tắt của một cụm Happy Ending. Dịch sang tiếng Việt thì từ này có nghĩa là kết thúc hạnh phúc và nếu như bạn thấy ai đó trên mạng xã hội viết từ này thì hãy hiểu nó theo nghĩa là kết thúc có hậu nhé.
Chuẩn men là gì?Nghĩa của cụm từ này dùng để miêu tả một vẻ ngoài điển trai, tính cách ga lăng, nhìn trông rất nam tính và mạnh mẽ.
Na ní là gì?“Nà ní” là cách phiên âm ra tiếng Việt của từ na ni trong tiếng Nhật, hiểu theo nghĩa tiếng Việt thì từ này có nghĩa là cái gì, thật ư, có thật không.
Trmúa hmề?Thoạt nghe thì bạn sẽ thấy cách phát âm của từ này giống như tiếng của một đồng bào dân tộc nào đó ở nước ta. Tuy nhiên, Trmúa hmề thực ra chính là cách viết và đọc lái của từ chúa hề. Trmúa hmề mang ý nghĩa dùng để miêu tả một người nào đó luôn cố tỏ ra là mình rất hài hước nhưng sự thật thì họ rất tẻ nhạt và buồn chán.
Fourk?Dịch theo ngôn ngữ của Gen Z thì Fourk có nghĩa là bóng. Cụ thể
Fourk = Four + K = Bốn” + “k” = “Bốnk” = “Bóng”.
Sin lũi?Nghĩa của từ này rất đơn giản, nó chính là biển thể của từ xin lỗi. Một cách phát âm khá thương, và người dùng có thể dễ dàng nói ra hơn thay vì nói xin lỗi với một ai đó khi mình là người gây ra lỗi.
BigC là gì?Nhìn thấy từ này bạn sẽ nghĩ ngay đến việc Gen Z đang nói đến siêu thị BigC phải không. Thế nhưng bạn đã lầm to rồi đó nha, trong cuốn từ điển ngôn ngữ Gen Z có nghĩa là Bực.
BigC = Big + C = BỰ + C = BỰC
Phanh xích lôSau gần 20 nằm cụm từ này bỗng trở thành câu nói viral trên khắp các trang mạng khi bộ phim Phía trước là bầu trời được dân cư mạng đào lại. Trong phim có bối cảnh cậu bạn Nghĩa béo đã đố các bạn của mình rằng nhân vật Bích đang làm gì trong phòng. Và cụm từ “phanh xích lô” được ra đời từ đó.  Phanh xích lô chính là hành động bóp phanh chiếc xe đang chạy, khi đó phanh sẽ tạo ra tiếng “kít kít”. Và hiểu sâu sắc hơn thì từ này có nghĩa là Hôn.
Kít = Kiss = Hôn
Do vậy mà khi thấy Gen Z nào đăng cụm từ này bạn hãy hiểu nó theo nghĩa là Hôn nhé.
Chằm ZnVới ngôn ngữ Gen Z, Chằm Zn là cách đọc lái của từ Trầm Cảm được dùng để biểu đạt cảm xúc bất lực, buồn bã về một câu chuyện nào đó. 
Chằm Zn = Chằm Zn = Trằm Kẽm = Trầm Cảm

J z trGần đây J z tr là từ viết tắt và cách đọc biến thể của từ gì vậy trời, biểu đạt sự ngạc nhiên, bất ngờ và khó hiểu về một sự vật, sự việc nào đó.
Gòy soq, chếc gồiGòy Sog, chếc gồi chỉ đơn giản là từ rồi xong. Một từ cảm thán được GenZ sử dụng trong những trường hợp bất lực, hay nuối tiếc vì một điều gì đó vừa mới diễn ra.
Xu cà na Xu cà na cụm từ viral trên khắp các mặt trận trên mạng xã hội. Trên thực thế từ này ý nghĩa là xui xẻo, không gặp may.

Giải mã cách Gen Z sử dụng ngôn ngữ

Giai ma ngon ngu gen Z

Nói ngọng hài hước

 Cùng là một từ ngữ nhưng khi Gen Z đã thể hiện tài năng nói ngọng, nói lái đỉnh cao hài hước của mình thì chỉ cần nghe không cần nhìn sắc mặt bạn cũng sẽ đoán được sắc thái trên khuôn mặt của người đó như thế nào rồi. Ví dụ một số ngôn ngữ Gen Z thường hay bẻ lái giọng của mình khi nói truyện với một ai đó.

  • Chầm kẽm: nghĩa là Trầm cảm
  • Chớt tui gòi: nghĩa là Chết tôi rồi
  • Géc gô: nghĩa là đi thôi nào, Let’s go
  • Gòi song: nghĩa là rồi xong hoặc thôi xong rồi
  • Trài ai: nghĩa là Trời ơi
  • Xu ghê: nghĩa là Xui ghê
  • Trài đấc ai: nghĩa là Trời đất ơi
  • Zụ zì zợ: nghĩa là Vụ gì vậy hoặc có chuyện gì vậy.
  • Ét o ét : nghĩa là SOS, ra tín hiệu cầu cứu một ai đó

Nửa Việt nửa Anh

Nửa Việt nửa Anh hay còn gọi là nửa Tây nửa Ta, một từ kết hợp cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh những vẫn tạo ra đúng ý nghĩa của từ. Dưới đây là một số từ mà các Gen Z thường hay sử dụng bạn có lưu lại và sau này sử dụng với bàn bè của mình:

  • Uistroi = U is troi = U là trời
  • Fishu = Fish + u = Cá + u = Cáu
  • Bigc = Big + c = Bự + c = Bực
  • Fourk = Four + K = Bốn + k = Bốnk = Bống
  • No star where = không sao đâu.
  • Pềct = Perfect = Hoàn hảo 
  • Rếpct = Respect = Bái phục
  • Enjoy cái moment này = Tận hưởng khoảnh khắc này

Nửa Việt nửa Thái

Ngoài trào lưu nói ngôn ngữ nửa Việt nửa Anh, lớp thế hệ trẻ Gen Z ngày nay còn sáng tạo thêm một ngôn ngữ khác là nửa Việt nửa Thái. Để bắt kịp trend kiểu nói này các bạn hãy áp dụng theo công thức ghép từ sau: thêm dấu huyền vào từ vốn có, sau đó dùng phần vần của từ đó kết hợp với từ Kh để tạo ra ngữ điệu nghe tương tự tiếng Thái Lan, các từ sau cũng sẽ được áp dụng tương tự. 

Ví dụ:

  • Tên của của Lê Hồng Anh sẽ được đọc theo kiểu nửa Việt nửa Thái như sau: Lề Khề Hồng Không Ành Khanh.
  • Nay mình đi ăn bún bò Huế đi sẽ được đọc theo kiểu tiếng Thái là: Nay mình đi ăn bùn khun bò kho Huề Khuê không?

Cách nói theo trend

Bên cạnh việc thường xuyên nghĩ ra những công thức tạo từ ngữ tiếng Việt đơn giản thành những từ ngữ đặc biệt của riêng mình, Gen Z cũng còn được xem là các thánh cập nhật khi liên tục update những câu nói hot trend trên khắp các trang báo, trang mạng xã hội vào bộ từ điển ngôn ngữ Gen Z của mình như:

  • Ô dề: Câu nói xuất phát từ video hài hước có câu thoại “làm vừa thôi làm quá nó ô dề”, và kể từ đó trở đi cụm từ “ô dề” được nhiều bạn trẻ dùng để chỉ những sự vật, sự việc làm quá lố.
  • Ủa alo: Từ ngữ được Gen Z dùng để diễn đạt sự việc bất ngờ, tưởng chừng như mọi thứ đã xong xuôi hoàn tất nhưng thực tế lại không phải vậy.
  • Pha ke: Cách đọc việt hóa của từ Fake trong tiếng Anh dùng để nói về những món đồ giả, đồ nhái, kém chất lượng.
  • Ơ mây zing, gút chóp em: Bắt nguồn màn bình luận của rapper Binz dành cho thí sinh tham dự chương trình Rap Việt vào năm 2020. Ý nghĩa của câu nói này dùng để khen một ai đó đã làm được điều gì rất tốt.
  • Hay ra dẻ quá à: Cụm từ này xuất phát từ câu “mắng” của diễn viên Lê Dương Bảo Lâm dành cho 5 thành viên khác cùng tham gia chương trình truyền hình thực tế “2 Ngày 1 Đêm” đang rất hot trên Youtube. Hơn nữa câu nói này còn được thánh hài Lê Dương Bảo Lâm biến thành bài hát tựa đề “Sao hay da dẻ quá à”.

Hy vọng với những chia sẻ của Timapp.vn bạn đã hiểu ngôn ngữ Gen Z là gì và cập nhật thêm cho mình nhiều ngôn từ mới để bắt kịp xu hướng của giới trẻ ngày nay nhé. Đừng quên theo dõi theo dõi chúng tôi mỗi ngày để cập nhật những tin tức mới nhất của về những hot trend đang thịnh hành nhất trên các trang mạng xã hội hiện nay nhé nhé!

Advertisement

Chia sẻ:

Huong Tran

Tác giả: Huong Tran

Cử nhân công nghệ thông tin tốt nghiệp Đai học Quốc Gia Hà Nội