Phong tục ngày tết truyền thống đáng tự hào của người Việt Nam

Advertisement

Tết nguyên đán là dịp lễ quan trọng nhất của người Việt Nam, trải qua hàng ngàn năm lịch sử chúng ta vẫn luôn lưu giữ nét văn hóa đặc biệt ấy. Tết không chỉ là dịp đoàn tụ các thành viên trong gia đình mà nó còn cho thấy tinh thần đoàn kết của nhân dân ta. Hãy cùng với Timapp đi tìm hiểu về phong tục ngày tết ở Việt Nam xem có gì thú vị nhé!

phong tuc ngay tet

Tết nguyên đán là gì? Ý nghĩa ngày tết nguyên đán

Tết nguyên đán hay còn gọi là tết ta, tết cổ truyền đây là ngày lễ truyền thống quan trọng nhất của Việt Nam. Thường được diễn ra hàng năm vào đúng thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới.

Khác với các nước phương Tây tổ chức theo ngày dương thì tại Việt Nam ngày lễ này sẽ được tổ chức theo lịch âm kéo dài trong nhiều ngày. Tùy theo từng vùng miền, thông thường ngày lễ này sẽ kéo dài từ đêm giao thừa 30 tết cho tới hết mùng 10 tháng giêng, thời gian kết thúc có thể khác nhay tùy theo phong tục của từng nơi hoặc từng dân tộc.

Tết nguyên đán không chỉ có ý nghĩa tạm biệt năm cũ chào đón năm mới mà đối với ngày này còn là ngày của sự đoàn viên, gặp gỡ và thăm hỏi bạn bè, người thân trong họ hàng. Vào những ngày này mọi người thường tạm gác lại mọi công việc để thư giãn và vui chơi trong dịp tết, chính vì thế có rất nhiều lễ hội được tổ chức theo quy định của từng địa phương.

Ngoài ra, tết còn là dịp để con cháu bày bỏ lòng thành kính với ông bà, cha mẹ tổ tiên những người đã khuất. Cũng bởi vậy, những ngày này tại Việt Nam còn diễn ra các nghi lễ cúng bái đa dạng tùy vào từng tín ngưỡng tôn giáo và theo từng dân tộc vùng miền sẽ có cách thực hiện riêng.

phong tuc ngay tet

Thêm vào đó, xưa đã có câu: “No ba ngày tết, ấm 3 tháng hè” ngày tết là ngày no đủ nhất trong năm, đây cũng là lúc mọi người bỏ lại lo lắng, muộn phiền để chào đón năm mới với niềm vui mới, may mắn, an khang thịnh vượng.

Bên cạnh các ý nghĩa đặc biệt trên, chúng ta còn lưu giữ nhiều phong tục ngày tết đặc trưng khác, cụ thể là gì? Hãy cùng theo dõi phần tiếp theo sau đây của chúng tôi nhé!

Phong tục ngày tết ở khắp các vùng miền trên tổ quốc

Gói bánh chưng, bánh tét – Phong tục ngày tết truyền thống của người Việt

Nhắc tới phong tục ngày tết thì không thể nào không nhắc tới hình ảnh bánh chưng, dưa hành, câu đối đỏ. Bánh chưng là món ăn truyền thống không thể thiếu trong ngày tết, phong tục này được bắt nguồn từ đời vua Hùng. Bên cạnh bánh chưng miền Bắc thì người miền Nam lại thường sử dụng bánh giày tuy có khác nhau về hình dáng nhưng chúng đều được gói bằng gạo nếp với nhân đỗ, thịt mỡ bọc bên ngoài bằng lá dong.

Hơn thế nữa, mọi người thường quan niệm rằng bánh chưng tặng mẹ, bánh giày tặng cha. Bánh chưng hình vuông màu xanh tượng trương cho trời đất, đặc biệt nó còn là món ăn cao quý nhất khi đặt lên mâm cúng ông bà tổ tiên trong ngày tết.

goi banh chung - phong tuc ngay tet

Trước đây, cứ đến ngày tết mọi người thường tập trung nhau để gói bánh chưng, tối đến cùng ngồi quanh bếp lửa để ôn lại kỉ niệm đẹp. Cho tới bây giờ tuy mọi thứ đã đầy đủ, với công việc bận rộn nên nhiều gia đình đã mua bánh thay vì gói bánh như trước đây nhưng cho dù cuộc sống có cải thiện hơn trước nhưng hình ảnh gói bánh, trông bếp bánh vẫn luôn là phần ký ức tuổi thơ tươi đẹp đối với con người Việt Nam.

Phong tục cúng ông công ông táo

Là người dân Việt Nam thì chắc hẳn bạn đã quá quen thuộc với ngày tiễn ông công – ông táo lên trời. Vào ngày 23/12 âm lịch hàng năm, nhà nhà sẽ chuẩn bị dọn dẹp nhà cửa để lễ cúng ông công được suôn sẻ nhất. Cá vàng là biểu tượng không thể thiếu trong ngày quan trọng này, thả cá vàng cũng chính là hình thức đưa tiễn ông lên trời báo cáo mọi việc xảy ra dưới trần gian với Ngọc Hoàng.

Đây cũng là phong tục ngày tết được lưu giữ hàng ngàn đời nay và thường được trẻ em nhắc tới ngày thả cá vàng.

cung ong cong ong tao phong tuc ngay tet

Phong tục thăm họ hàng nội ngoại

Thăm ông bà nội ngoại là phong tục ngày tết được lưu truyền hàng ngàn năm của người Việt Nam. Theo quan niệm xưa có câu: “Mùng 1 tết cha, mùng 2 tết mẹ”. Vào dịp này con cháu sẽ đi thăm họ hàng bên ngoại vào mùng 1, mùng 2 sẽ chơi bên ngoài để dành tặng những câu chúc và trao tặng lì xì cho năm mới đầy may mắn.

Chơi hoa ngày tết

Chơi hoa ngày tết là phong tục ngày tết đặc trưng của người Việt Nam. Tết tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở của hoa lá mùa xuân, nhiều loại hoa đua sắc tỏa hương trong ngày tết bạn có thể thấy như đào, mai, ……. Chơi hoa ngày tết không chỉ với mục đích xua đuổi tà ma mà nó còn là vật trang trí ngày tết thêm tươi vui và đón lộc vào nhà.

Đào là loại cây được sử dụng rất nhiều trong ngày tết của người miền Bắc, màu sắc tươi tắn của hoa đào sẽ đại diện cho sự may mắn trong năm mới. Ngoài hoa đào thì quất cũng là cây được nhiều người lựa chọn, quất đại diện cho sự thịnh vượng và hạnh phúc trong dịp tết.

choi hoa - phong tuc ngay tet dang tu hao

Còn đối với người Trung Bộ và Nam Bộ họ thường trang trí cây mai trong nhà. Thấy mai nở là thấy tết, theo quan niệm của người dân nơi đây hoa mai tượng trưng cho vua chúa thể hiện cho năm mới với nhiều bước tiến mới.

Với sự đa dạng trên, mỗi loại hoa đều có vẻ đẹp khác nhau và tượng trưng cho ý nghĩa khác nhau. Tuy nhiên hiện nay cũng có nhiều gia đình lựa chọn trang trí nhà dịp tết bằng cành mận, tuyết mai, chậu ly, hoa lan hoặc hoa thủy tiên…..

Thăm mộ ông bà, tổ tiên

Trước ngày tết nguyên đán, để bày tỏ lòng thành kính và tưởng nhớ tới công ơn dạy dỗ của ông bà tổ tiên thì mọi người trong gia đình sẽ đi thăm hộ và thắp hương mời ông bà về nhà ăn tết. Tại đây con cháu sẽ dọn dẹp khu mộ sạch sẽ để cầu mong ông bà phù hộ cho năm mới như ý, sức khỏe và thành công.

Đây cũng là phong tục ngày tết đặc trưng tại Việt Nam thể hiện lòng kính trọng đối với các đấng sinh thành.

phong tuc ngay tet

Lì xì mừng năm mới đầy may mắn

Lì xì chúc mừng năm mới cũng là 1 trong những phong tục ngày tết đáng tự hào tại Việt Nam, ông bà mừng tuổi chúc con cháu thành công trong công việc, học tập đạt nhiều kết quả cao. Ngược lại, con cháu lì xì chúc ông bà dồi dào sức khỏe thể hiện tấm lòng hiếu thảo với bề trên.

Thêm vào đó, lì xì ngày tết không nằm ở giá trị con số trong lì xì mà giá trị nằm ở tấm lòng của người trao tặng.

trao li xi phong tuc ngay tet

Đi lễ chùa ngày đầu năm

Đi lễ chùa là nét đẹp văn hóa của người Việt, không chỉ là phong tục ngày tết đặc trưng mà đi chùa đầu năm để cầu mong cho năm mới cho tài lộc, sức khỏe và thịnh vượng hơn năm cũ.

Cúng đêm giao thừa

Nhắc tới phong tục ngày tết thì không thể bỏ qua việc cúng tất niên, thường thường sẽ được thực hiện vào thời khắc chuyển giao cuối cùng của năm cũ để chào đón năm mới.

cung giao thua - phong tuc ngay tet

Đây cũng là phong tục ngày tết đặc trưng ở mọi vùng miền trên tổ quốc. Vào đêm 30 mọi nhà sẽ chuẩn bị mâm cỗ mặn để thắp hương và báo cáo kết quả năm cũ cầu cho năm mới với mọi sự tốt đẹp hơn.

Xông đất đầu năm

Người đầu tiên xông đất cho gia đình bạn sẽ là người đem lại may mắn cho năm mới, chọn người hợp tuổi hợp mệnh để đón năm mới thuận buồm xuôi gió, làm ăn phát đạt hơn năm trước.

Trưng bày mâm ngũ quả

Mâm ngũ quả từ lâu đã trở thành phong tục ngày tết không thể thiếu của mọi vùng miền trên cả nước. Bên cạnh sự đa dạng và nhiều màu sắc thì mâm ngũ quả còn đem tới vận khí Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. 5 yếu tố này tượng trưng cho hiếu thảo của con cháu và sự tốt đẹp sẽ đến với gia đình trong năm mới.

Thêm vào đó, mâm ngũ quả trên bàn thờ gia tiên còn đem tới sự may mắn, thành công, an khang và hạnh phúc. Với mỗi vùng miền sẽ có cách bày mâm ngũ quả khác nhau cụ thể như:

Với người miền Bắc

Trên mâm ngũ quả của người miền bắc chắc chắn sẽ không thể thiếu bưởi và chuối xanh, bên cạnh bưởi thì ngày nay mọi người có thể thay thế bằng quả phật thủ, tì bà hoặc thanh trà. Các loại hoa quả khác có thể trang trí thêm như quất, thanh long, na, hồng đỏ, roi đỏ…. hoặc các quả khác tùy theo sở thích và điều kiện tài chính của mỗi gia đình.

mam ngu qua - phong tuc ngay tet dac trung tai viet nam

Dựa vào văn hóa Phương Đông nên mâm ngũ quả của người miền Bắc thường hội tụ đủ 5 màu sắc đại diện như trắng, xanh, đen, đỏ, vàng. Cũng vì thế nên bạn thường thấy các gia đình truyền thống sẽ trưng bày 5 loại quả đặc trưng bưởi, chuối, hồng, quýt, na.

Nhưng với thời điểm hiện tại khi điều kiện kinh tế dần được cải thiện và sự đa dạng của nhiều trái cây nên mâm ngũ quả cũng được trang trí đa dạng hơn bên cạnh các loại quả đặc trưng trên thì bạn cũng có thể thêm vào đó nho, táo đỏ, hồng xiêm, mãng cầu, thanh long….

Với người miền Trung

Người miền trung gắn liền với hình ảnh lam lũ, vất vả chịu khó sớm hôm, cũng bởi khí hậu không thuận lợi nên mâm ngũ quả của người miền Trung thường được trưng bày đơn giản hơn. Không quá hình thức và “cứng nhắc” như người miền Bắc. Vì thế đối với người miền Trung họ thường có gì bày nấy, không quá cầu kỳ nhưng vẫn đủ lòng thành kính với ông bà tổ tiên.

Với người miền Nam

Khác với miền Bắc và miền Trung đối với mâm ngũ quả của người miền Nam thường sẽ đủ 5 loại mãng cầu, xoài, sung, đu đủ, dừa. Khi đọc nhanh sẽ có ý nghĩa ” Cầu sung vừa đủ xài”. Người dân tại đây thường kiêng kỵ các loại quả trên mâm ngũ quả như chuối – trượt vỏ chuối hoặc chúi nhủi, cam – cam chịu vất vả cực nhọc, lê – lê lết và không thờ những loại quả có vị cay, đắng.

phong tuc ngay tet

Xin chữ ngày đầu năm

Từ cổ xưa, xin chữ đầu năm đã trở thành phong tục ngày tết không thể thiếu của người Việt Nam. Đây cũng là 1 trong những phong tục thiêng liêng và gây ấn tượng với bạn bè quốc tế khi ăn tết tại Việt Nam.

Xin chữ đầu năm cũng nhằm cầu nguyện cho năm mới đầy may mắn, hạnh phúc và bình an dành cho bản thân và gia đình.

Những điều nên kiêng kỵ dịp đầu năm mới

Quét nhà ngày mùng 1 tết

Thông thường trước tết, mọi người sẽ dọn nhà cửa sạch sẽ để giữ gìn sạch sẽ cho ngày đầu năm. Do đó, vào ngày đầu năm bạn sẽ không cần quét nhà. Thêm vào đó, nếu ngày đầu năm bạn quét nhà thì cũng đồng nghĩa với việc quét đi tài lộc và may mắn.

phong tuc ngay tet va nhung dieu nen kieng ky

Không vay mượn đầu năm

Vay mượn thường liên quan tới xô xát, cãi vã nên vào ngày đầu năm mới không được đi vay tiền, mượn tiền hoặc đi đòi nợ người khác. Bên cạnh đó, theo quan niệm phong thủy việc đi vay tiền năm mới cho thấy bạn là người nghèo khổ, túng đói và người cho vay thì không những tiền bạc phân tán mà còn phân tán cả sự phát đạt và may mắn.

Không cho lửa, xin nước

Lửa đại diện cho sự may mắn, bạn cho lửa đầu năm thì cũng đồng nghĩa với việc bạn đem sự may mắn của mình trao tặng cho người khác, vì thế tuyệt đối không nên cho lửa vào những ngày đầu năm mới nhé!

Bên cạnh lửa thì nước cũng là yếu tố đại diện cho sự sinh sôi, nảy nở. Chắc hẳn bạn đã từng nghe câu chúc tết “Tiền vào như nước sông Đà, tiền ra nhỏ giọt như cà phê Phin”. Vậy nên nước là nguyên tố đem lại cho bạn và gia đình sự may mắn, hanh thông.

phong tuc ngay tet

Kiêng vãi vã, to tiếng trong gia đình

Trong ngày đầu xuân việc giữ hòa khí êm ấm trong gia đình là việc quan trọng có vậy thì gia đình mới hạnh phúc. Nên dung hòa mọi việc để hạn chế cãi nhau cho dù bạn đang rất tức giận. Hơn thế nữa, đối với các gia đình có trẻ nhỏ không nên quát mắng con để giữ cho năm mới suôn sẻ, vui vẻ.

Không làm đổ vỡ đồ vật trong những ngày đầu năm mới

Đổ vỡ đồ vật cũng giống với việc chia ly, xa cách vì thế những ngày đầu của năm mới bạn nên cẩn thận với bát đĩa, cốc chén và tránh xa tầm với của trẻ nhỏ bởi việc này có thể sẽ vô tình đem tới những xui xẻo trong năm mới.

phong tuc ngay tet

Không xuất hành ngày 5

Một trong những phong tục nên kiêng kỵ ngày tết đó là xuất hành vào mùng 5, trong những ngày đầu năm mới người ta quan niệm rằng “mùng 5, 14, 23 đi chơi còn lỗ nữa là đi buôn”. Chính vì thế, mùng 5 sẽ không phải thời điểm cho các cuộc xuất hành kể cả các chuyến đi du xuân lấy lộc.

Không đóng cổng ngày đầu năm

Trong những ngày tết bạn không nên đóng cổng trừ khi đi lễ chùa hoặc đi thăm hỏi người thân, bởi theo quan niệm dân gian đóng cửa ngày tết cũng đồng nghĩa với việc xua đuổi vận khí và tài lộc đến với gia đình.

Thậm chí theo nhiều tập tục tín ngưỡng tại các vùng miền thì từ đêm giao thừa cho tới ngày rằm tháng giêng, Ngọc Hoàng sẽ giáng phàm nếu đi tới nhà nào đóng cửa thì nhà đó sẽ không được ban tài lộc, sẽ bị túng đói cả năm.

Kiêng các món ăn xui xẻo

Những ngày đầu năm mọi người thường ưu tiên các món ăn có màu đỏ như xôi gấc để mong muốn đem lại tài lộc và may mắn cho năm mới. Bên cạnh đó các món ăn xui xẻo như thịt chó, thịt vịt, thịt mèo, cá mè, trứng vịt lộn….. là những món ăn không nên ăn bởi món ăn này sẽ đem lại vận xui.

Bên cạnh đó ngày đầu năm mới không nên ăn tôm bởi con tôm đi giật lùi nếu bạn ăn tôm thì cũng có nghĩa trong năm mới công việc của bạn sẽ thụt lùi và không có bước tiến mới.

phong tuc ngay tet

Tuổi xông nhà xung khắc

Xông đất là một trong những phong tục được lưu giữ lâu đời tại Việt Nam, thông thường khách xông nhà vào đầu năm mới sẽ phải là người hợp tuổi với gia chủ để đem tới may mắn cho cả năm mới. Nếu tuổi xông đất xung khắc với gia đình bạn thì không nên chọn để xông đất đầu năm. Đặc biệt người nhà đang có tang thì không nên đi xông đất để tránh đem lại xui xẻo cho người khác.

Không nói tục

Ngôn ngữ cũng là 1 trong những lưu ý trong ngày năm mới, trong ngày đầu năm không được nói các từ không hay như “chết rồi”, “hỏng”, “chết tươi”, “ngỏm rồi”……. hoặc các từ nói tục khác. Thay vì nói những từ ngữ xui xẻo thì bạn nên sử dụng các ngôn từ vui vẻ, mang tính dễ chịu vừa làm hài lòng mọi người lại vừa mang tới cảm giác dễ nghe.

Đối với mỗi tỉnh thành sẽ có phong tục riêng nhưng bài viết trên đều là những thông tin mà Timapp chia sẻ tới bạn đều là những thông tin chung có liên quan tới phong tục ngày tết và điều kiêng kỵ mà bạn nên biết để chào đón năm mới mọi sự thành công, sung túc và phát đạt sẽ đến với bạn và những người bạn yêu quý.

Advertisement

Chia sẻ:

Hải Yến

Tác giả: Hải Yến