Cách tính diện tích hình bình hành nhanh và dễ hiểu nhất

Advertisement

Trong toán học có rất nhiều các loại hình khác nhau như hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật, tam giác, hình thang, hình thoi, hình bình hành… Với mỗi một loại hình lại có một công thức tính toán riêng. Do đó nếu bạn đang cần tính diện tích hình bình hành mà không nhớ công thức tính ra làm thì hãy xem ngày bài viết dưới đây để vận dụng vào bài tập của mình nhé!

công thức tính diện tích hình bình hành

Định nghĩa và tính chất của hình bình hành

Định nghĩa hình bình hành

Trong toán học hình bình hành là một tứ giác có các cạnh đối song song và bằng nhau. Một dạng hình đặc biệt của hình thang.

Tính chất hình của hình bình hành

Trong hình bình hành:

– Các cạnh đối bằng nhau.

– Các góc đối bằng nhau.

– Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.

Các dấu hiệu nhận biết một hình bình hành

– Hình tứ giác có 2 cặp cạnh đối song song.

– Hình tứ giác có các cặp cạnh đối bằng nhau.

– Hình tứ giác có một cặp cạnh đối diện vừa song song và vừa bằng nhau.

– Hình tứ giác có các góc đối bằng nhau.

– Hình tứ giác có 2 đường chéo bằng nhau và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.

Cách tính diện tích hình bình hành chính xác nhất

Công thức tổng quát tính diện tích của hình bình hành

Để tính diện tích hình bình hành hãy bạn hãy lấy độ dài cạnh đáy nhận với chiều cao của hình.

Công thức tổng quát:

 S = a.h

Trong đó:

  • S: là diện tích hình thang
  • a: độ dài cạnh đáy
  • h: chiều cao hạ từ đỉnh xuống đáy của một hình bình hành

* Ví dụ:

Cho một hình bình hành có chiều dài cạnh đáy CD = 6 cm và chiều cao hạ từ đỉnh A xuống cạnh đáy CD dài 4 cm. Hỏi diện tích của hình bình hành ABCD là bao nhiêu?

Lời giải:

Áp dụng công thức tính hình bình hành ở trên ta sẽ có: S = a x h = 6 x 4 = 24 (cm2)

Vừa trên chỉ là một ví dụ minh họa mang cơ bản mà chúng tôi muốn bạn hiểu rõ hơn về công thức tính diện tích hình bình hành. Còn đối với các dạng bài tập tính hình bình hành nâng cao bạn cần vận dụng thêm nhiều công thức tính toán khác vào để tính chẳng hạn như công thức tính diện tích hình thang, hình thoi, hình chữ nhật, tam giác để tìm ra diện tích của hình bình hành.

Công thức tính diện tích hình bình hành khi biết độ dài 2 đường chéo

Nếu chẳng may bạn gặp phải bài toán chỉ biết về độ dài của hai đường chéo mà không biết độ dài cạnh hãy chiều cao của hình thang thì chắc chắn bạn sẽ không giải được nếu như áp dụng công thức S = a x h. Chính vì vậy mà trong phần tiếp theo này chúng tôi sẽ bật mí cho bạn công thức tính diện tích hình bình hành khi chỉ biết độ dài 2 đường chéo.

Cách tính diện tích hình bình hành dễ hiêu nhất

Vì dụ: Một hình bình hành ABCD có hai đường chéo AC và BD cắt nhau tại giao điểm O và của hai đường đó và góc tạo bởi hai đường chéo cắt nhau là AOB. Diện tích hình bình hành ABCD sẽ được tính như sau:

S = 1/2.AC.BD.Sin(AOB) = 1/2.AC.BD.Sin(AOD)

=> Công thức tính diện tích hình bình hành khi biết độ dài hai đường chéo sẽ :

 S = 1/2.c.d.sinα

Trong đó

  • S: là diện tích của hình bình hành
  • c,d: là độ dài hai đường chéo trong hình bình hành
  • α: là góc tạo bởi hai đường chéo

Timapp mong rằng sau khi đọc xong bài viết trên cac bạn đã hiểu rõ và nắm vững cách tính diện tích hình bình hành giúp việc học toán học trở nên đơn giản và thú vị hơn. Nếu trong quá trình áp dụng công thức vào bài tập bạn chưa hiểu chỗ nào hãy để lại bình luận bên dưới bài viết chúng tôi sẽ nhanh chóng giải đáp khúc mắc của bạn.Chúc các bạn áp dụng thành công.

Advertisement

Chia sẻ:

Huong Tran

Tác giả: Huong Tran

Cử nhân công nghệ thông tin tốt nghiệp Đai học Quốc Gia Hà Nội