Mỗi năm cứ đến dịp kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam các trường học lại phát động phong trào thi đua làm báo tường 20 – 11 giữa các lớp. Lớp nào cũng muốn tạo nên những mẫu báo tường đẹp, ấn tượng và giành giải cao. Hãy tham khảo ngay 10+ mẫu báo tường ấn tượng và hướng dẫn cách làm chi tiết được Timapp chia sẻ trong bài viết dưới đây nhé.
Tìm hiểu về báo tường 20/11
Báo tường là gì?
Báo tường hay còn được gọi là bích báo, loại báo này thường được trình bày trên một khổ giấy lớn (A0) và sau khi hoàn thành xong sẽ được treo lên tường.
Toàn bộ những nội dung bài viết, bài thơ, tranh, ảnh trên báo tường đều được thực hiện thủ công. Báo tường được xem như một món quà tri ân các thầy cô giáo nhân ngày 20/11.

Ý nghĩa sâu sắc của việc làm báo tường 20/11
Như bạn cũng đã biết 20/11 là ngày nhà giáo Việt Nam, ngày mà những người đang làm trong lĩnh vực giáo dục được tôn vinh. Đồng thời, đây cũng là dịp để chúng ta tri ân các thầy, cô giáo đã từng dìu dắt, dạy dỗ mình.
Và để chào mừng ngày lễ lớn này, các trường học trên toàn quốc thường phát động nhiều phong trào trào thi đua sôi nổi như: hội thi văn nghệ, nữ sinh thanh lịch, tổ chức các trò chơi và một hoạt động khác chúng ta không thể không nhắc đến đó chính là việc làm báo tường 20/11.
Làm báo 20/11 tường không đơn giản chỉ là một phong thi đua để xem tờ báo tường của lớp nào làm đẹp nhất, hay nhất mà đây còn là dịp để các bạn học sinh có thể bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình đến với những “người lái đò” đã đưa chúng ta đến với bến bờ tri thức.
Đồng thời đây cũng là dịp giúp các bạn học sinh, học sinh và các thầy cô giáo trở nên gần gũi, thân thiết với nhau.
Hướng dẫn cách làm báo tường 20/11 ấn tượng để giật giải
Nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm làm báo tường 20/11, bạn hãy tham khảo ngay các bước làm báo tường dưới dây của chúng tôi. Đảm bảo sau khi làm theo hướng dẫn này lớp bạn sẽ có một tờ báo tường ấn tượng và chắc chắn sẽ giật được giải cao.
Cách bước làm báo tường chào mừng ngày 20/11
– Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu làm báo tường
Để việc làm báo tường có thể diễn ra suôn sẻ và thuận lợi thì việc đầu tiên bạn cần phải làm đó là chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu như: giấy A0, bút chì, bút màu, bút sáp thước kẻ, kéo, dây, băng dính hai mặt, keo dán…
– Bước 2: Hội ý, thảo luận đặt tiêu đề cho báo tường
Thông thường trước khi đọc nội dung một bài viết bất kỳ chúng ta thường thường hay đọc tiêu đề của bài viết đó trước. Và đối với báo tường cũng vậy. Chính vì thế mà bạn cần phải tạo ra một tiêu đề hay, lôi cuốn người đọc và ý nghĩa để góp phần tạo nên ấn tượng của bài viết.
Tuy nhiên, bạn chỉ nên đặt tiêu đề báo tường ngắn gọn, tóm tắt trong vài chữ. Ví dụ như: Người lái đò, Uống nước nhớ nguồn, Bụi phấn, Mực tím, Nắng sân trường, Kính dâng thầy cô, Tuổi thơ ngây…
– Bước 3: Phân chia bố cục trang trí trên báo tường
Việc phân chia bố cục, thiết kế cho báo tường là một trong những bước quan trọng bạn không nên bỏ qua, bởi nó liên quan đến tính thẩm mỹ của báo tường.
Do vậy trước khi bắt tay vào việc trang trí, viết các bài viết, bài thơ vào khổ giấy A0 đã được chuẩn bị, bạn cần phải phân chia được bố cục của báo tường xem vị trí nào đặt tiêu đề, vị trí nào đặt bài xã luận, chỗ nào vẽ tranh, viết thơ, viết văn….Từ đó việc trang trí và làm báo tường cũng trở nên nhanh và đơn giản hơn.
– Bước 4: Viết lời ngỏ cho báo tường
Nếu bạn chưa biết lời ngỏ là gì thì nó giống như một lời giới thiệu, lời mời người đọc khám phá bài viết của bạn. Thường lời ngỏ sẽ được đặt ngay sau phần tiêu đề trang báo.
– Bước 5: Lên nội dung, ý tưởng báo tường
Trong phần này sẽ bao gỗm những bài thơ, bài văn, bài hát, bài ca dao tục ngữ, các câu chuyện cười hoặc thậm chí là cả những câu chuyện, kỉ niệm của chính các thành viên trong lớp với thầy cô giáo, với trường..
– Bước 6: Cuôi cùng bạn sẽ tiến hành viết, trang trí báo tường.
Những lưu ý khi làm báo tường 20/11
– Báo tường nên được trình bày, thiết kế một cách khoa học, phân chia các đề mục rõ ràng, tránh làm rồi mắt người xem.
– Lựa chọn tranh, ảnh minh họa và cả những bài thơ, bài viết đúng chủ đề.
– Nên chọn người viết chữ đẹp để thể hiện báo tường, để người xem dễ đọc, dễ hình dung ra bạn đang viết gì.
– Bạn nên chọn những màu sắc tươi sáng để trang trí vào bài báo tường của mình,
– Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, đồ dùng cần thiết để tránh trường hợp đang làm báo tường mà bị thiếu, hoặc bị hết. Việc này sẽ làm tiến độ hoàn thành báo tường 20/11 của lớp bạn bị chậm lại.
Tổng hợp 10 mẫu báo tường 20/11 đoạt giải đẹp nhất







Tổng hợp những bài thơ tri ân thầy cô hay nhất
Nhằm giúp tờ báo tường 20/11 của bạn trở nên hay và ý nghĩa hơn, trong phần nội dụng tiếp theo này chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn danh sách những bài thơ hay nhất về ngày 20/11 để bạn tham khảo và áp dụng vào tờ báo của lớp mình.
1. Bụi Phấn
Thầy con giờ đã già rồi
Mắt mờ, chân yếu, da mồi còn đâu
Phấn rơi bạc cả mái đầu
Đưa con qua những bể dâu cuộc đời
Mỗi khi bụi phấn rơi rơi
Thầy gieo mầm hạt những lời yêu thương
Cho con vững bước nẻo đường
Hành trang kiến thức, tình thương của thầy
Biết bao vất vả, đắng cay
Gạo tiền, cơm áo, vòng quay cuộc đời
Nhưng tâm thầy mãi sáng ngời
Dựng xây sự nghiệp trồng người thanh cao!
Trọn đời con mãi tự hào
Cúi đầu cung kính… thương sao dáng thầy
Dẫu đời xuôi, ngược đó đây
Tim con ghi khắc lời thầy khi xưa
Khuya rồi thầy đã ngủ chưa?
Ngàn bông hoa thắm kính thưa… dâng thầy
Cho con cuộc sống hôm nay
Mừng ngày Nhà Giáo ơn thầy chẳng quên!
Hoài Thương
2. Nghe thầy đọc thơ
Em nghe thầy đọc bao ngày
Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quê nhà
Mái chèo nghe vọng sông xa
Êm êm như tiếng của bà năm xưa
Nghe trăng thuở động tàu dừa
Rào rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời
Thêm yêu tiếng hát mẹ cười
Yêu thơ em thấy đất trời đẹp ra…
Trần Đăng Khoa
3. Không đề
Cầm bút lên định viết một bài thơ
Chợt nhớ ra nay là ngày nhà giáo
Chợt xấu hổ cho những lần cao ngạo
Thì ra con cũng giống bấy nhiêu người.
Cầm bút lên điều đầu tiên con nghĩ
Đâu là cha, là mẹ, là thầy…
Chỉ là những cảm xúc vu vơ, tầm thường, nhỏ nhặt…
Biết bao giờ con lớn được,
Thầy ơi ! Con viết về thầy, lại “phấn trắng”,”bảng đen”
Lại “kính mến”, lại “hy sinh thầm lặng”…
Những con chữ đều đều xếp thẳng
Sao lại quặn lên những giả dối đến gai người.
Đã rất chiều bến xe vắng quạnh hiu
Chuyến xe cuối cùng bắt đầu lăn bánh
Cửa sổ xe ù ù gió mạnh
Con đường trôi về phía chẳng là nhà…
Mơ màng nghe tiếng cũ ê a
Thầy gần lại thành bóng hình rất thực
Có những điều vô cùng giản dị
Sao mãi giờ con mới nhận ra.
Nguyễn Thị Chí Mỹ
4. Thưa thầy
Trước ngọn thước là con đường xa tắp
Bông hoa nào cũng có vẻ bình yên
Và em tin, sau cay đắng vẫn tin
Những ngọn suối không làm đau bóng lá
Đã vấp ngã, thưa thầy, nhiều vấp ngã
Không ở đâu xa ở giữa con người
Em bước đi hoảng hốt nghỉ về thầy
Đời nhanh quá vui buồn chưa kịp cũ
Đời nhanh quá tóc thầy khói phủ
Giáo án chông chênh bão giật đời thường
Cây trước cửa gió ở ngoài tay với
Thầy yêu trò vật vã với văn chương
Hữu Thỉnh
5. Cô Thầy Tôi
Trong trường vất vả dạy đàn con
Chẳng ngại gian lao quãng thân mòn
Ló sáng bình minh cơm mãi vội
Về đêm lịm tắt bữa chưa ngon.
Âm thầm chỉ dẫn ơn luôn nhớ
Lặng lẽ khuyên răng nghĩa vẫn tròn
Áo đẫm mồ hôi toàn bụi phấn
Cô Thầy khổ nhọc tựa ngàn non.
Tứ Gia
6. Thầy và chuyến đò xưa
Lặng xuôi năm tháng êm trôi
Con đò kể chuyện một thời rất xưa
Rằng người chèo chống đón đưa
Mặc cho bụi phấn giữa trưa rơi nhiều
Bay lên tựa những cánh diều
Khách ngày xưa đó ít nhiều lãng quên
Rời xa bến nước quên tên
Giờ sông vắng lặng buồn tênh tiếng cười
Giọt sương rơi mặn bên đời
Tóc thầy bạc trắng giữa trời chiều đông
Mắt thầy mòn mỏi xa trông
Cây bơ vơ đứng giữa dòng thời gian…
Nguyên Quốc Đạt
7. Người lái đò
Một đời người – một dòng sông…
Mấy ai làm kẻ đứng trông bến bờ,
“Muốn qua sông phải lụy đò”
Đường đời muôn bước cậy nhờ người đưa…
Tháng năm dầu dãi nắng mưa,
Con đò trí thức thầy đưa bao người.
Qua sông gửi lại nụ cười
Tình yêu xin tặng người thầy kính thương.
Con đò mộc – mái đầu sương
Mãi theo ta khắp muôn phương vạn ngày,
Khúc sông ấy vẫn còn đây
Thầy đưa tiếp những đò đầy qua sông…
Thảo Nguyên
8. Xin lỗi các em
Tôi đâu phải người làm nông
Cày xong đánh giấc say nồng một hơi
Chuông reo tan buổi dạy rồi
Còn nghe ray rứt nỗi đời chưa yên.
Trách mình đứng trước các em
Dửng dưng cả tiếng hồn nhiên gọi: Thầy!
Rụng dần theo bụi phấn bay
Ước mơ một thuở căng đầy tuổi xanh
Dẫu là lời giảng của mình
Cơn ho chợt đến vô tình cắt ngang
Dẫu là tiết học vừa tan
Bước qua cửa lớp đôi lần hụt hơi!
Hiểu dùm tôi các em ơi
Giấu bao ám ảnh khôn nguôi từng giờ
Cảnh đời chộn rộn bán mua
Áo cơm nào dễ chi đùa với ai.
Vờ quên cuộc sống bên ngoài
Nhiều điều xa lạ nói hoài riết quen
Dở hay, yêu ghét, trắng đen
Còn bao sự thật đã nhìn thẳng đâu
Ai còn dằn vặt đêm sâu
Trong từng sợi tóc bạc màu truân chuyên
Thật lòng tạ lỗi các em
Hiểu ra khi đã lớn lên mai này!
Trần Ngọc Hưởng
9. Nghĩa cô thầy mãi không quên
Bao năm tháng, nay ta giật mình tỉnh giấc
Sắp qua rồi những tháng ngày thân thương
Những ngày vui của một thuở đến trường
Đang trôi dạt theo từng chòm mây trắng.
Con nhớ lắm những ngày xưa đằm thắm
Cô dạy con từng nét chữ vần thơ
Cô đưa con gõ cánh cửa cuộc đời
Và duyên dáng của một người con gái.
Tâm hồn con, một nỗi buồn dài
Cô ôm ấp, xoa đầu khi con khóc
Vầng trán cô những vần nhăn se sắt
Âu yếm nhìn chúng con
Tuổi nhỏ chúng con nào đâu biết ưu phiền
Vẫn ngỗ nghịch gọi cô là “trại chủ”
Và chúng con là những con cừu bé nhỏ
Cô chăn dắt trên đồng cỏ tri thức bao la.
Khi những ngày cuối của thời học sinh sắp qua
Con mới giật mình nhận ra một điều nho nhỏ
Một tình thương bao la và vô tận
Cô dành cả cho những con cừu nhỏ chúng con.
Hiệp Hòa
10. Lời ru của thầy
Mỗi nghề có một lời ru
Dở hay thầy cũng chọn ru khúc này
Lời ru của gió màu mây
Con sông của mẹ đường cày của cha
Bắt đầu cái tuổi lên ba
Thầy ru điệp khúc quê nhà cho em
Yêu rồi cũng nhớ yêu thêm
Tình yêu chẳng có bậc thềm cuối đâu!
Thầy không ru đủ nghìn câu
Biết con chữ cũng đứng sau cuộc đời
Tuổi thơ em có một thời
Ước mơ thì rộng như trời, ngàn năm
Như ru ánh lửa trong hồn
Cái hoa trong lá, cái mầm trong cây
Thầy ru hết cả mê say
Mong cho trọn ước mơ đầy của em.
Mẹ ru em ngủ tròn đêm
Thầy ru khi mặt trời lên mỗi ngày
Trong em hạt chữ xếp dày
Đừng quên mẹ vẫn lo gầy hạt cơm
Từ trong vòm mát ngôi trường
Xin lời ru được dẫn đường em đi
(Con đường thầy ngỡ đôi khi
Tuổi thơ lăn một vòng bi tới rồi!)
Hẳn là thầy cũng già thôi
Hóa thân vào mỗi cuộc đời các em
Thì dù phấn trắng bảng đen
Hành trang ấy đủ thầy đem theo mình
Đoàn Vị Thượng
5 mẫu thiệp chúc mừng 20/11 dành tặng thầy cô
Ngày 20/11 là dịp để tôn vinh thầy cô giáo, vào ngày này các bạn học sinh đang theo học hoặc học sinh đã ra trường thường viết và gửi thiệp chúc mừng người đã dạy dỗ mình khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Dưới dây là một vài mẫu thiệp chúc mừng 20/11 dành tặng thầy cô bạn có thể tham khảo:





Hi vọng với những bài thơ tri ân thầy cô ý nghĩa cho báo tường 20/11 mà chúng tôi vừa chia sẻ sẽ giúp bạn dễ dàng tìm ra bài thơ hay nhất để viết vào báo tường hoặc để gửi tặng thầy cô giáo của mình, những người lái đò đưa chúng ta đến với tri thức, dạy dỗ ta những điều hay, lẽ phải trong cuộc sống.